Việt Nam đẹp nhất tên Người. Con người ấy gắn bó thân thiết với thiên nhiên, với nhân dân lao động. Có sở thích sông với thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên. Người sống trong một ngôi nhà sàn nhỏ bé bên cạnh ao cá với cây cối, hoa thơm bóng mát. Con người ấy luôn hạ mình xuống là đầy tớ của nhân dân, nhưng nhân dân lại nâng người lên coi người như vị cha già của dân tộc:
“Nhân dân ta gọi người là Bác
Cả đời người là của nước non”
Vâng con người đẹp nhất ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Vì yêu nước thương dân mà Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước, là người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đã lãnh đạo nhân dân ta làm Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Xây dựng đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa, chiến đấu chống Mỹ. Vì độc lập, vì tự do thống nhất cho Tổ quốc thân yêu, Người dành tình yêu muôn vàng cho nhân dân Việt Nam, là người Việt Nam ai ai cũng tự hào mình là lớp lớp cháu con cảu Bác Hồ:
“Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh”
(Theo Chân Bác của Tố Hữu)
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là quý trọng đạo đức. Từ bao đời Việt Nam ta có nền đạo đức của mình và đỉnh cao cảu đạo đức đó là đạo đức Hồ Chí Minh.
Có rất nhiều câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi câu chuyện và những bài học học đạo đức dạy cho chúng ta biết cách làm người, một con người theo đúng nghĩa của nó. Hôm nay, tôi xin kể cho mọi người đang sinh hoạt tại chi bộ một câu chuyện nhỏ về Bác của chúng ta. Ngay tựa đề của câu chuyện đã toát lên sự giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng mà tính giáo dục cao của Bác câu chuyện được mang tên “THẾ MÀ CŨNG KHOE”. Câu chuyện như sau:
Lần ấy, trên đường đi thăm bà con nông dân xã Gia Thượng, Gia Lâm xe Bác đi qua trường sỹ quan Hậu Cần. Cán bộ, học viên chiến sĩ ùa ra cổng mời Bác vào thăm. Có anh còn níu áo khoe: Thưa Bác, trường cháu có nhiều thành tích tăng gia ạ. Ý chừng nói thế để Bác “xiêu lòng” để việc đi thăm của Bác cũng xứng đáng.
Vào sân trường, Bác ra hiệu cho mọi người ngồi xuống rồi Bác hỏi:
- Các cô, các chú có thi đua đạt được nhiều thành tích không?
Nhiều tiếng “có, có” ồn ào. Một cán bộ đứng dậy:
- Thưa Bác! Chúng cháu tăng gia giỏi nhất toàn quân về chăn nuôi và trồng rau ạ.
Bác gật đầu, hỏi thăm:
- Ở vùng này có mấy đơn vị đóng quân?
- Dạ, có thông tin, cao xạ…6,7 đơn vị ạ.
- Thế các đơn vị ấy tăng gia có giỏi như các chú không?
- Thưa Bác, không ạ. Chúng cháu nhất đấy ạ…
Bác cười hóm hỉnh, rồi lắc đầu:
- Chỉ biết thi đua một mình, không giúp đỡ bạn. Thế mà cũng khoe!
Tất cả mội người ngồi im ra. Chàng khoe với Bác không tìm được nơi nào để “độn thổ”.
Quốc Tuấn (theo tư liệu của Học viện Hậu Cần)
Qua câu chuyện nhỏ này cho thấy được ý nghĩa giáo dục sâu sắc, phù hợp tế nhị, khéo léo của Người, nhắc nhở chúng ta phải luôn phấn đấu trong lao động không ngừng học tập không chỉ tại đơn vị mà cả phấn đấu với các đơn vị bạn. Đừng vì kết quả làm được hiện tại mà tỏ ra ta đã làm được việc to lớn rồi tự cao, tự đại xem thường người khác càng xa lánh bạn bè và không hòa đồng với các bạn và đồng nghiệp.
Bản thân là một đảng viên, một viên chức luôn luôn ý thức, chú trọng vào mối quan hệ tình cảm gia đình, hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp, bạn bè và bà con lối xóm xung quanh nơi mình đang công tác và sinh sống cư trú. Bên cạnh đó bản thân luôn luôn phấn đấu thực hiện tốt những công việc, nhiệm vụ được giao, không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức để cải thiện bản thân được tốt hơn nữa để xứng đáng với những điều Bác dạy./.
Nguyễn Thị Vững Vàng- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang