• Bộ Y tế
  • Trang tin về COVID của BYT
  • Cục y tế dự phòng
  • Viện Pasteur
  • UBND tỉnh An Giang
  • Sở Y tế An Giang
Thứ Bảy, 01/04/2023
  • Home
  • Giới thiệu
    • Thông tin đơn vị
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng nhiệm vụ
  • Hoạt động CDC
    • Công tác CDC
    • Cải cách hành chính
    • Khoa – Phòng
    • Công đoàn
    • Đoàn Thanh niên
    • Tài liệu Y học
    • Chuyên trang Chuyển đổi số
  • Tin tức – Sự kiện
    • Bản tin đơn vị
    • Bản tin tổng hợp
    • Bản tin Y – Dược
    • Truyền thông theo Chủ đề
  • Phòng chống COVID-19
    • Văn bản chỉ đạo COVID-19
    • Tin tức
    • Tình hình dịch bệnh
    • Truy vết
    • Vắc xin phòng COVID-19
    • Xét nghiệm COVID-19
    • Tin giả
    • Xử lý vi phạm quy định phòng chống dịch
  • Tài liệu truyền thông
    • COVID-19
      • Sản phẩm truyền thông – Bộ Y tế
      • Vắc xin phòng COVID-19
      • Video – Clip
      • Phát thanh
      • Sổ tay COVID-19
      • Áp phích
      • Tờ rơi
      • Infographics
      • Thông điệp 5T
    • Bệnh lây nhiễm
      • Sốt xuất huyết – Zika – Chikungunya
      • Tay Chân Miệng
      • Đậu mùa khỉ
      • Cúm gia cầm
      • Cúm mùa
      • Viên gan cấp tính
      • Sởi – Rubella
      • HIV – Ma túy – Lao
      • Mùa bão lũ
    • Bệnh không lây nhiễm
      • Dinh dưỡng
      • Sức khỏe sinh sản
      • Tổng hợp các bệnh không lây
    • Các chủ đề khác
      • PCTH Thuốc lá
      • PC tác hại Rượu – Bia
      • Thalassemia
      • PC kháng thuốc
      • Tổng hợp
  • Thông báo
  • Liên hệ – Tư vấn
No Result
View All Result
Home Thống kê Bài

Caffeine có khả năng giảm mỡ thừa và nguy cơ đái tháo đường ?

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra lợi ích của thức uống có chứa caffeine trong việc giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhấn mạnh việc tiêu thụ caffeine không đúng cách có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể, thậm chí là có hại cho sức khỏe.

17/03/2023
Share on Facebook

Nghiên cứu thực hiện bởi tạp chí Y học BMJ cho thấy rằng, có một lượng caffeine cao trong máu có thể làm giảm chất béo trong cơ thể, đồng thời chống lại nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Rất có thể trong tương lai, thức uống chứa caffeine, không calo, sẽ được sử dụng để chữa trị bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu rộng hơn để đưa điều này vào thực tiễn.

Tiến sĩ Karatina Koss, Giảng viên phụ trách bệnh đái tháo đường và béo phì tại Đại học Exter cho biết, nghiên cứu này đã đưa ra những lợi ích tiềm năng đối với sức khỏe của những người có lượng caffeine cao trong máu. Tuy nhiên, mục đích của nghiên cứu này không phải để khuyến khích mọi người uống nhiều cà phê hơn.

“Bất kỳ đồ uống bổ sung caffeine có chứa đường hoặc chất béo sẽ phản tác dụng”, TS. Koss chia sẻ thêm.

Mặc dù caffeine làm tăng quá trình đốt cháy chất béo, nhưng nó không phải là phương pháp điều trị bệnh béo phì.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ thu được kết quả dựa vào những nghiên cứu đã được công bố trước đó. Kết quả chỉ ra rằng uống 3 đến 5 tách cà phê mỗi ngày, tức trung bình 70-150 mg caffeine, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên, sẽ rất khó để xác định được những tác động này là nhờ vào caffeine hay những hợp chất khác, dựa vào phương thức mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện.

Nghiên cứu này đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là “Mendel Ngẫu nhiên” – phương pháp thiết lập nguyên nhân và kết quả được đo lường trong các gene. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra 2 biến thể gene liên quan đến tốc độ chuyển hóa caffeine, và sử dụng để dự đoán mối liên hệ giữa lượng caffeine trong máu và chỉ số BMI cũng như lượng mỡ trong cơ thể.

Những người mang các biến thể gen với tốc độ chuyển hóa caffeine chậm thường uống ít cà phê hơn nhưng họ lại có lượng caffeine trong máu cao hơn so với những người chuyển hóa caffeine nhanh.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể giảm đến 50% nhờ vào việc giảm cân. Trong khi caffeine được biết với công dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy chất béo và hạn chế cảm giác thèm ăn. 100mg caffeine tiêu thụ hằng ngày tương đương với mức tiêu hao năng lượng tới khoảng 100 calo 1 ngày.

Nghiên cứu này dựa trên 10.000 người, chủ yếu là người có nguồn gốc từ châu Âu, và họ đều từng tham gia 6 nghiên cứu dài hạn.

Tiến sĩ Stephen Lawrence, Phó Giáo sư tại Trường Y của Đại học Warwick cho biết, nghiên cứu này rất “thú vị” và “khoa học”. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng phương pháp Mendel là một kỹ thuật tuy hữu ích nhưng tương đối mới và có xu hướng thiên vị.

“Nghiên cứu này có thể là tiền đề cho sự phát triển của một phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh béo phì trong tương lai. Nghiên cứu đại diện cho khoa học hình thành giả thuyết hoặc hình thành ý tưởng tuy nhiên, nó không chứng minh được nguyên nhân hay kết quả. Do đó, chúng ta không nên vội vàng diễn giải nghiên cứu này quá mức”, TS. Lawrence chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một niềm tin rằng việc giảm cân nhờ vào lượng tiêu thụ caffeine sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nhưng TS. Lawrence cho biết tác dụng của caffeine cũng chỉ tương đương với việc giảm lượng calo nạp vào cơ thể, hoặc việc tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều caffeine sẽ khiến tim đập nhanh và nhịp tim bất thường. Vì vậy, caffeine không dành cho tất cả mọi người.

“Chúng ta có nên uống nhiều cà phê hơn để giảm béo hay giảm nguy cơ đái tháo đường? Khoa học đã đưa ra bằng chứng rằng tiêu thụ caffeine có thể đốt cháy chất béo ngay cả khi nghỉ ngơi. Song không có nghĩa rằng caffeine nên được thay thế như một phương pháp điều trị bệnh béo phì. Tiêu thụ caffeine không đúng cách có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể, thậm chí là có hại cho sức khỏe”, TS. Lawrence khuyến cáo./.

Nguồn báo Sức khỏe & Đời sống

Các tin liên quan

Nóng: Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em
Bài

Nóng: Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em

30/03/2023
NGÀNH Y TẾ HUYỆN PHÚ TÂN MỘT NĂM CHỐNG CHỌI VỚI DỊCH BỆNH
Bài

NGÀNH Y TẾ HUYỆN PHÚ TÂN MỘT NĂM CHỐNG CHỌI VỚI DỊCH BỆNH

29/03/2023
CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC TỪ THỰC PHẨM CHỨA MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT MA TÚY
Bài

CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC TỪ THỰC PHẨM CHỨA MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT MA TÚY

29/03/2023
Bổ sung canxi đúng cách để phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Bài

Bổ sung canxi đúng cách để phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

29/03/2023
Sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Bài

Sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số

29/03/2023
Hai bài thuốc trị viêm mũi dị ứng
Bài

Hai bài thuốc trị viêm mũi dị ứng

28/03/2023
Tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ, cụ bà nhập viện vì bị hồi hộp quá mức, hoảng loạn
Bài

Tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ, cụ bà nhập viện vì bị hồi hộp quá mức, hoảng loạn

28/03/2023
Phòng ung thư bằng những việc đơn giản bạn đã biết chưa ?
Bài

Phòng ung thư bằng những việc đơn giản bạn đã biết chưa ?

28/03/2023

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang

- Hoạt động tiêm chủng
- Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Dịch vụ sản phụ khoa
- Kiểm dịch y tế quốc tế
- Đo môi trường lao động

Giờ làm việc & Tư vấn

Thứ hai đến thứ sáu:
- Sáng: 7 giờ đến 11 giờ
- Chiều: 13 giờ đến 17 giờ
Thứ bảy & Chủ nhật:
- Sáng: 7 giờ đến 11 giờ

Địa Chỉ

28, Nguyễn Du, P. Mỹ Bình, TP.Long Xuyên
Phone: 0296 3852305
Email: ttksbt@angiang.gov.vn

Copyright©2020 CDC An Giang. Thiết kế: Khoa TT-GDSK, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang

No Result
View All Result
  • Home
  • Giới thiệu
    • Thông tin đơn vị
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng nhiệm vụ
  • Hoạt động CDC
    • Công tác CDC
    • Cải cách hành chính
    • Khoa – Phòng
    • Công đoàn
    • Đoàn Thanh niên
    • Tài liệu Y học
    • Chuyên trang Chuyển đổi số
  • Tin tức – Sự kiện
    • Bản tin đơn vị
    • Bản tin tổng hợp
    • Bản tin Y – Dược
    • Truyền thông theo Chủ đề
  • Phòng chống COVID-19
    • Văn bản chỉ đạo COVID-19
    • Tin tức
    • Tình hình dịch bệnh
    • Truy vết
    • Vắc xin phòng COVID-19
    • Xét nghiệm COVID-19
    • Tin giả
    • Xử lý vi phạm quy định phòng chống dịch
  • Tài liệu truyền thông
    • COVID-19
      • Sản phẩm truyền thông – Bộ Y tế
      • Vắc xin phòng COVID-19
      • Video – Clip
      • Phát thanh
      • Sổ tay COVID-19
      • Áp phích
      • Tờ rơi
      • Infographics
      • Thông điệp 5T
    • Bệnh lây nhiễm
      • Sốt xuất huyết – Zika – Chikungunya
      • Tay Chân Miệng
      • Đậu mùa khỉ
      • Cúm gia cầm
      • Cúm mùa
      • Viên gan cấp tính
      • Sởi – Rubella
      • HIV – Ma túy – Lao
      • Mùa bão lũ
    • Bệnh không lây nhiễm
      • Dinh dưỡng
      • Sức khỏe sinh sản
      • Tổng hợp các bệnh không lây
    • Các chủ đề khác
      • PCTH Thuốc lá
      • PC tác hại Rượu – Bia
      • Thalassemia
      • PC kháng thuốc
      • Tổng hợp
  • Thông báo
  • Liên hệ – Tư vấn

Copyright©2020 CDC An Giang. Thiết kế: Khoa TT-GDSK, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang